Bỗng dưng thấy amidan sưng to chắc hẳn ai trong chúng ta cũng vô cùng lo lắng, không biết bị như vậy là bệnh gì? có nguy hiểm không? Để tìm hiểu kỹ về hiện tượng amidan sưng to cũng như cách giải quyết khi bị mắc chứng bệnh này các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Amidan là gì?
Amidan là các hạch bạch huyết nằm phía sau thành họng, vị trí giao điểm giữa đường ăn và đường thở. Amidan được coi là hệ thống phòng vệ đầu tiên, ngăn chặn các yếu tố gây hại từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra amidan còn sản sinh ra kháng thể IgG giúp tăng cường đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Amidan sưng to là bệnh gì?
Vì nằm ở vị trí giao điểm giữa đường ăn và đường thở nên amidan rất dễ bị tổn thương dẫn đến sưng viêm. Ngoài ra nếu thời tiết thay đổi đột ngột, sức đề kháng yếu, vệ sinh răng miệng kém, cơ thể suy nhược, thường xuyên hút thuốc lá,.. cũng khiến amidan bị tổn thương và sưng to.
Amidan sưng to kéo dài thì có thể người bệnh mắc phải một trong các bệnh lý sau:
Amidan sưng to do viêm amidan
Viêm amdian là tình trạng amidan bị sưng to, nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Khi bị viêm amidan người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau cổ, khàn giọng, ho, sốt, khó nuốt, hơi thở hôi, nổi hạch ở cổ,… Viêm amidan nếu không điều trị triệt để sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận, viêm phế quản, viêm phổi, viêm màng tim, thấp khớp,…
Sỏi amidan khiến amidan sưng to
Sỏi amidan là tình trạng thức ăn thừa, canxi tồn đọng trong các kẽ, hốc amidan lâu dần phát triển thành sỏi. Lúc đầu sỏi amidan thường không gây triệu chứng gì nhưng khi phát triển kích thước to hơn thì nó sẽ khiến amidan bị sưng đỏ, đau nhức,… Tình trạng này kéo dài còn gây hôi miệng và làm tăng nguy cơ sâu răng.
Amidan sưng to là do chứng phì đại amidan
Phì đại amidan là hiện tượng amidan sưng to bất thường xảy ra do ảnh hưởng của nhiễm trùng. Phì đại amidan khiến amidan sưng to nhưng không đau, tuy nhiên nó sẽ khiến bạn bị khàn giọng, ngưng thở khi ngủ và khó khăn do việc ăn uống
Ung thư amidan
Ung thư amidan xảy ra khi khối u ác tính xuất hiện ở amidan. Ung thư amidan khiến amidan sưng to nhưng không gây đau, kích thước hai bên amidan không đồng nhất (sưng 1 bên), người bệnh khó thở, đau cổ, khó nuốt, nước bọt có thể lẫn máu,..
Ung thư amidan thường xảy ra ở những người hút thuốc trong thời gian dài, sử dụng nhiều rượu bia, vệ sinh răng miệng kém hoặc nhiễm virus HPV
Áp xe quanh amidan
Áp xe quanh amidan là tình trạng niêm mạc giữa amidan và thành họng bị sưng to, viêm tấy và tụ mủ. Đây là biến chứng của viêm amidan cấp tính, viêm amidan mãn tính hoặc viêm amidan hốc mủ gây nên. Khi bị áp xe quanh amidan người bệnh sẽ có biểu hiện sốt cao, nước tiểu sẫm màu, cổ họng đau rát, khó nuốt, hơi thở hôi, đau khi nuốt nước bọt,… Nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể lây sang các cơ quan xung quanh và gây nên các biến chứng như áp xe thành bên họng, nhiễm khuẩn huyết, phù nề thanh quản,…
Amidan sưng to có nguy hiểm
Amidan sưng to có thể là do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc do một số yếu tố khác. Thường thì amidan sưng to sẽ giảm sau vài tuần nếu được điều trị đúng cách, tuy nhiên một số trường hợp không chữa trị hoặc chữa trị không kịp thời thì khối sưng có thể lớn dần, chuyển nặng hơn và gây nên những biến chứng nguy hiểm như:
Gây ngưng thở khi ngủ: Amidan sưng to gây chèn ép cuống họng, cản trở sự lưu thông không khí gây nên hiện tượng ngủ không sâu, ngưng thở khi ngủ, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Đặc biệt với trẻ nhỏ thì biến chứng ngưng thở còn nguy hiểm hơn vì nó không những gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Ngoài ra ngưng thở khi ngủ còn làm phát sinh nhiều vấn đề sức khỏe khác như mệt mỏi, đau tim, suy tim sung huyết, nhịp tim bất thường, huyết áp cao,…
Biến chứng về thận và tim: Amidan sưng to do viêm amidan nếu không được khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng như viêm cầu thận, viêm màng tim,…
Đau họng, khó nuốt, nuốt đau: Amidan sưng to sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể người bệnh thiếu nước và thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược,…
Biến chứng khác: Amidan sưng to do bị viêm có thể dẫn theo các vấn đề sức khỏe khác như đau tai, viêm tai, hôi miệng,… Ngoài ra một số người bệnh còn gặp phải biến chứng áp xe Peritonsillar – xảy ra khi nhiễm trùng từ amidan lan sâu vào các mô ở cổ và đầu.
Làm gì khi amidan bị sưng to
Amidan bị sưng to chứng to cơ quan này đang bị tổn thương và hư hại. Vậy nên khi nhận thấy có triệu chứng thì bạn nên khắc phục như sau:
1. Kiểm tra, chẩn đoán
Việc đầu tiên khi thấy amidan sưng to là bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán đúng bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.
2. Tiến hành điều trị
Khi đã có kết quả chẩn đoán bệnh thì các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị sớm để kiểm soát bệnh và ngăn ngừa rủi ro. Các phương pháp điều trị amidan sưng to bao gồm:
- Sử dụng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được chỉ định trong trường hợp amidan sưng to do viêm họng liên cầu khuẩn hoặc một số vi khuẩn khác gây ra. Trường hợp áp xe quanh amidan trong giai đoạn khu trú cũng được chỉ định sử dụng thuốc này. Kháng sinh thường được sử dụng liên tục từ 7-10 ngày để ức chế vi khuẩn, hạn chế tình trạng tái phát.
- Các thuốc làm giảm triệu chứng: Bên cạnh sử dụng thuốc kháng sinh thì bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng kèm các thuốc làm giảm triệu chứng như thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, long đờm, giảm ho,…
- Loại bỏ sỏi: Trường hợp amidan sưng to nguyên nhân là do bị sỏi amidan thì các bác sĩ sẽ tiến hành gắp bỏ hoặc phẫu thuật loại bỏ sỏi amidan.
- Phẫu thuật cắt amidan: Phẫu thuật cắt amidan được coi là phương pháp cuối cùng để loại bỏ các vấn đề của viêm amidan. Phương pháp này được thực hiện trong trường hợp viêm amidan không đáp ứng với các biện pháp điều trị, amidan phì đại gây khó thở, ngưng thở, ung thư amidan, sỏi amidan có kích thước quá lớn,…
- Chích rạch khối áp xe và dẫn lưu mủ: Phương pháp này thường áp dụng cho người bệnh bị áp xe quanh amidan. Bác sĩ sẽ kết hợp dẫn lưu mủ với việc sử dụng kháng sinh, thuốc chống viêm và giảm đau.
- Sử dụng các bài thuốc dân gian: Ngoài các phương pháp tây y bên trên thì người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc dân gian từ húng tần, mật ong, tỏi, gừng tươi,… để làm giảm tình trang sưng amidan.
3. Biện pháp chăm sóc tại nhà
Song song với việc điều trị thì việc chăm sóc người bệnh góp phần không nhỏ trong quá trình tiến triển của bệnh
Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc cho người có amidan bị sưng to:
- Khi bệnh trong thời gian khởi phát thì người bệnh nên nghỉ ngơi từ 1-3 ngày
- Nên cố gắng uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và nên bổ sung thêm nước ép hoa quả để giảm tình trạng khô cổ họng.
- Hạn chế di chuyển và các hoạt động ngoài trời
- Tránh tiếp xúc với những nơi môi trường ô nhiễm, khói bụi,…
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, họng
- Tăng cường các thực phẩm nhiều dinh dưỡng, bổ sung thêm vitamin và khoáng chất nhằm nâng cao đề kháng cho cơ thể
- Nên tránh tiếp xúc với người khỏe mạnh để hạn chế tình trạng lây nhiễm bệnh
- Không sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá,…
- Không ăn các thức ăn thô cứng, đồ ăn cay nóng,…
Kết luận: Trên đây là những thông tin về chứng bệnh amidan bị sưng to, hi vọng những thông tin này giúp chúng ta hiểu hơn về chứng bệnh này cũng như trang bị thêm kiến thức nâng cao sức khỏe cho bản thân và gia đình