Viêm Amidan cấp tính là tình trạng bị viêm sung huyết của amidan khẩu cái. Đây là bệnh thường gặp và phổ biến mà ai cũng từng bị một lần. Viêm Amidan cấp tính do nhiều nguyên nhân gây ra, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cuộc sống.
Mục lục
Nguyên nhân và các yếu tố gây viêm Amidan cấp tính
Mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm amidan, tuy nhiên viêm amidan cấp tính thường gặp ở cả trẻ nhỏ lẫn trẻ vị thành niên, nhất là lứa tuổi học đường từ 5 tới 15 tuổi. Mà nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi gây viêm amidan bao gồm:
Các nguyên nhân:
- Vi khuẩn: do các vi khuẩn liên cầu beta tan huyết nhóm A, tụ cầu, xoắn khuẩn, Haemophilus influenzae…
- Virus: Cúm, sởi, ho gà…
Các yếu tố:
- Do thay đổi thời tiết đột ngột
- Ăn uống đồ lạnh
- Do người bệnh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, điều kiện sinh hoạt thấp, vệ sinh kém
- Do cơ thể sức đề kháng kém, cơ địa dễ bị dị ứng
- Trong cơ thể có ổ nhiễm khuẩn không được điều trị triệt để ở vùng họng, miệng như: viêm VA, viêm mũi, viêm xoang, viêm lợi, sâu răng
- Đặc điểm cấu trúc Amidan có nhiều khe kẽ, hốc là nơi tạo điều kiện cho vi khuẩn cư trú, ẩn náu và sinh sôi, phát triển.
Viêm Amidan cấp tính thường gặp ở độ tuổi 5-15 do nhiều nguyên nhân.
Dấu hiệu nhận biết viêm amidan cấp tính
Người mắc viêm Amidan cấp tính thường có những dấu hiệu sau:
- Thông thường người bị viêm amidan cấp tính bắt đầu đột ngột với dấu hiệu rét run rồi sốt 38 đến 39 độ C.
- Người hay mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, ăn uống kém
- Có cảm giác đau rát, khô, nóng trong cổ họng, nhất là thành bên họng là vị trí của Amidan khẩu cái.
- Sau đó người bệnh sẽ có cảm giác đau họng, có thể đau nhói lên cả vùng tai khi nuốt và ho.
- Nếu trẻ bị viêm Amidan cấp tính thì kèm chảy mũi, trẻ thở khò khè, ngủ ngáy, nói bằng giọng mũi.
- Nếu viêm amidan cấp tính đã lan xuống thanh quản, khí quản thì sẽ gây ho có đờm, giọng khàn đặc.
Khi đi khám họng thì sẽ thấy: niêm mạc họng đỏ, miệng khô, đặc biệt Amidan sưng đỏ, đôi khi còn thấy trên bề mặt Amidan có mủ là những chấm trắng, những chấm trắng này sẽ dần biến thành một lớp phủ trắng trên bề mặt Amidan.
Điều trị viêm Amidan cấp tính
Nguyên tắc khi điều trị viêm Amidan cấp tính là chủ yếu điều trị triệu chứng, nâng cao sức đề kháng cũng như thể trạng của người bệnh. Chỉ nên dùng kháng sinh khi nghi ngờ bệnh nhân nhiễm khuẩn hoặc có nguy cơ biến chứng.
- Viêm amidan cấp: sử dụng kháng sinh có hoạt phổ rộng, tốt nhất bệnh nhân nên theo kháng sinh đồ.
- Điều trị triệu chứng: thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, thuốc làm lỏng chất nhầy, giảm ho.
- Điều trị tại chỗ: nước muối sinh lý 0.9% nhỏ mũi, súc miệng hoặc dùng các dung dịch sát khuẩn. Bệnh nhân nên nghỉ ngơi, ăn thức ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, uống nước đầy đủ.
- Nếu bệnh nhân bị viêm amidan mạn tính: có thể phải phẫu thuật cắt amidan.
Biến chứng của viêm Amidan cấp tính
Biến chứng của viêm Amidan tại chỗ:
Biến chứng tại vị trí amidan thường gặp nhất đó là: viêm, sưng tấy hoặc áp-xe amidan. Hiện tượng này thường xảy ra khi bệnh nhân bị viêm amidan cấp tính nhưng không được điều trị kịp thời, khiến tình trạng viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần, gây viêm nhiễm lan rộng. Người bệnh sẽ bị đau họng, khó nuốt, họng sưng to khiến tình trạng khó nói, đau tai, hơi thở có mùi hôi, chảy nước bọt, đau đầu, sốt cao…
Biến chứng kế cận:
Viêm amidan cấp tính có thể kèm theo viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tấy hạch dưới hàm, viêm tấy áp-xe thành trong họng…
Biến chứng toàn thân:
Bệnh viêm amidan cấp tính hay tái lại thì sẽ gặp các biến chứng như viêm cầu thận, viêm khớp cấp, viêm nội mạc tim, viêm màng ngoài tim cấp, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết…
Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác như đau nhức đầu, sốt cao, nôn mửa, nổi ban…kèm theo các triệu chứng đặc trưng bệnh. Ngoài ra, có thể gặp phải hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ, amidan quá lớn gây khó nuốt, khó phát âm, khó thở.
Viêm Amidan cấp tính nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng.
Phòng ngừa viêm amidan hiệu quả
Để phòng ngừa tránh bệnh viêm amidan hiệu quả chúng ta nên:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng tai, mũi họng, thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng mũi họng khi thời tiết chuyển lạnh bằng cách quàng khăn ấm vùng cổ, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
- Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao nâng cáo sức đề kháng
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Hạn chế ăn các đồ ăn lạnh, các thực phẩm tái, sống
- Không sử dụng chung các vật dụng với người đang bị mắc viêm amidan như cốc uống nước, đồ ăn, đồ dùng cá nhân,…
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc
Giải pháp cho viêm đường hô hấp từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Một phương pháp khác rất an toàn, tiện lợi và mang lại hiệu quả cao giúp đẩy lùi tình trạng viêm amidan cấp tính đó là sử dụng sản phẩm chiết xuất thảo dược Heviho – là kết quả từ công trình nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đây là chế phẩm có chứa S3-Elebosin chiết xuất từ Sâm đại hành được cấp bằng sáng chế về khả năng kháng viêm. Đề tài về tác dụng chống viêm của S3-Elebosin còn vinh dự nhận giải Vàng tại triển lãm quốc tế Phụ nữ sáng chế năm 2019 tổ chức tại Hàn Quốc.
PGS.TS Lê Minh Hà – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và sản phẩm Heviho đạt giải Vàng tại Triển lãm Quốc tế Phụ nữ sáng chế 2019
Heviho với 4 tác dụng chống viêm – kháng khuẩn – giảm ho – long đờm, giúp xử lý nhanh chóng các triệu chứng khó chịu của viêm amidan. Trường hợp viêm mạn tính, nên sử dụng Heviho liên tục từ 2 đến 3 tháng để ức chế triệt để quá trình viêm, hồi phục niêm mạc họng không gây tái phát.
Vì đây là bệnh lý phức tạp cần được khai thác triệu chứng để phân biệt một cách kỹ lưỡng, hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001208 hoặc kết nối Zalo 0337139275 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ, giúp bạn thoát khỏi những khó chịu đang hành hạ hàng ngày nhé.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao Heviho tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY