Viêm họng xung huyết là loại bệnh lý rất nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan trong việc phòng ngừa và điều trị thì rất dễ mắc bệnh ung thư vòm họng vậy nên người bệnh tuyệt đối không được xem thường. Cùng tìm hiểu bệnh viêm họng xung huyết là gì và có thể chữa cách nào.
➤ Nên đọc: Viêm họng là gì?
Nội dung chính trong bài
Thế nào là viêm họng xung huyết
Viêm họng xung huyết là một dạng viêm họng, đây là bệnh lý rất phổ biến của tình trạng viêm họng cấp. Thế nhưng người bệnh thường chủ quan và không điều trị tận gốc nên bệnh sẽ thường xuyên tái phát dẫn đến những hậu quả khó lường. Bệnh có thể xuất hiện riêng biệt hoặc cũng có thể xuất hiện cùng với bệnh lý khác như: Cảm cúm, sởi, viêm amidan hay phát ban,…
Viêm họng xung huyết – Những dấu hiệu thường thấy
Viêm họng xung huyết thường đi kèm với rất nhiều triệu chứng vì vậy người bệnh không khó để nhận biết bệnh lý mình đang gặp phải.
- Khó thở
- Ho khan
- Đau đầu
- Buồn nôn
- Amidan sưng to
- Sốt cao trên 39ºC
- Bạch cầu tăng cao.
- Có thể có mủ trên bề mặt.
- Trụ sau và trụ trước phù nề
- Vùng niêm mạc họng tấy đỏ
- Chán ăn dẫn đễn người mệt lả.
- Sổ mũi nhiều có thể kèm theo máu
- Thường xuyên có cảm thấy nóng rát vùng cổ họng
- Hạch dưới hàm sưng tấy kèm theo đau nhức rất khó chịu.
- Người bệnh luôn có cảm giác vướng víu ở cổ họng và muốn khạc nhổ như để đẩy dị vật ra ngoài
Nguyên nhân gây viêm họng xung huyết
- Do nhiễm vi khuẩn
- Hoặc nhiễm các loại virus như: Phế cầu, liên cầu mang tên beta tan huyết nhóm A, tụ cầu vàng,……
- Do cơ thể bị nhiễm lạnh dẫn đến cảm cúm, cảm lạnh.
- Ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng. hoặc thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.
- Uống nhiều bia rượu và hút nhiều thuốc lá.
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ làm nhiễm khuẩn khoang miệng.
- Bệnh nhân đang mắc bệnh viêm phế quản, viêm xoang, viêm mũi dị ứng.
- Sử dụng nhiều đồ ăn thức uống quá lạnh.
- Thời tiết có sự thay đổi nóng lạnh đột ngột thường xuyên.
Viêm họng xung huyết có nguy hiểm không?
Viêm họng xung huyết là một bệnh lí rất phổ biến trong xã hội hiện đại do môi trường ô nhiễm nặng nề, khí hậu khắc nghiệt. Thế nhưng nếu người bệnh không cẩn thận đề phòng và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ rất nguy hiểm do biến thể sang một số bệnh khác như : Viêm họng mãn tính, viêm phổi và thậm chí là ung thư vòm họng.
Cách điều trị bệnh viêm họng xung huyết
Làm gì khi mới chớm viêm họng
- Uống thuốc giảm đau, hạ sốt.
- Ngậm viên ngậm giảm viêm tiêu sưng, làm dịu vùng cổ họng.
- Súc miệng thường xuyên với nước muối loãng và ấm ít nhất 2 lần mỗi ngày
- Uống nhiều nước.
- Ăn những loại canh có tính mát.
- Sử dụng thêm máy làm ẩm không khí cho không gian sống của bạn để làm dịu cổ họng cho người bệnh.
- Ăn những loại thực phẩm mềm và dễ nuốt.
- Với trẻ nhỏ có thể dùng viên kẹo ngậm thay vì ngậm thuốc.
Một số phương pháp dân gian giúp điều trị viêm họng xung huyết
Dân gian xưa đến nay lưu truyền rất nhiều mẹo giúp điều trị viêm họng xung huyết hiệu quả từ những nguyên liệu thiên nhiên rất gần gũi với cuộc sống đời thường mà mọi người có thể dễ tìm và chuẩn bị để điều trị bệnh.
Mật ong
Mật ong được ví như một loại kháng sinh thiên nhiên do có tính kháng khuẩn cao cùng vô cùng nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và trong công cuộc làm đẹp của phụ nữ. Không khó để tìm thấy một công thức dùng mật ong để điều trị bệnh như: Chanh đào ngâm mật ong, Mật ong pha với trà nóng, quất hấp mật ong, mật ong kết hợp với tỏi tươi hoặc giấm táo,….. Cách dùng siêu đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao bằng việc sử dụng đúng cách mỗi ngày, duy trì từ 5-7 ngày liên tục sé cảm nhận được hiệu quả.
Cam thảo
Ngậm 1 miếng cam thảo trong miệng và lặp lại 2 lần mỗi ngày giúp làm lành nhanh những tổn thương ở vùng niêm mạc họng của người bệnh rất hiệu quả. Cách này siêu đơn giản mà người bệnh nên áp dụng ngay để trị bệnh nhanh chóng.
Lá hẹ
Chuẩn bị một nắm lá hẹ đem rửa sạch rồi cắt khúc, thêm vào đó một chút đường phèn rồi đem hấp cách thủy cho đến khi lá hẹ chín nhừ thì lọc bỏ bã, dùng nước cốt này cho người bệnh uống mỗi ngày từ 2-3 lần sau khoảng 1 tuần sẽ giảm nhanh triệu chứng viêm họng xung huyết.
Lá khế
Dùng nửa cân lá khế tươi, rửa sạch rồi ép lấy nước uống hàng ngày để điều trị bệnh. Có thể thêm một chút muối hoặc đường phèn để giảm bớt độ chua trong lá khế.
Muối hạt
Muối có tính sát khuẩn cao nên có khả năng làm sạch vùng miệng họng nhanh chóng. Ngậm vài hạt muối trong cổ họng cho tan dần là cách hiệu quả đẩy lùi viêm họng. Mỗi ngày lặp lại 4-5 lần để nâng cao hiệu quả.
Tỏi tươi
Mỗi ngày người bệnh ngậm 1-2 tép lát tỏi tươi trong miệng khoảng 10 phút cho đến khi thấy nóng vùng họng sau đó nhai nuốt từ từ để điều trị viêm họng với loại kháng sinh tự nhiên chứa trong tỏi mang tên alicin. lặp lại mỗi ngày ít nhất 2 lần.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Nếu điều trị tại nhà từ 3-4 ngày mà triệu chứng không thuyên giảm thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị kịp thời không để bệnh trở nặng thêm. Tùy vào thể trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê cho người bệnh loại thuốc phù hợp như kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm ho, thuốc xịt họng, thuốc ngậm hay thuốc súc miệng
➤ Xem thêm: Thuốc điều trị viêm họng
Phòng ngừa bệnh như thế nào?
- Tập thói quen đeo khẩu trang khi ra đường để tránh hít phải nhiều khói và bụi bẩn.
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng cẩn thận, sạch sẽ. Đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần.
- Rửa tay với xà phòng trước và sau khi ăn. Sau khi đi vệ sinh.
- Không để cơ thể bị nhiễm lạnh.
- Giữ ấm vùng cổ họng đặc biệt là vào mùa đông.
- Nói không với đồ uống có cồn như bia, rượu.
- Tránh xa thuốc lá.
- Không sử dụng chung vật dụng ăn uống với người đang mắc bệnh viêm họng.
- Hàng ngày nên tắm gội với nước nóng ấm không nên dùng nước lạnh.
- Không ngồi thẳng điều hòa hay quạt sau khi vừa tắm xong.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp tập thể dục hàng ngày để có sức khỏe tốt.
- Trồng thêm cây xanh trong nhà để lọc không khí trong lành hơn.
- Hạn chế ăn những loại thực phẩm cay nóng để tránh làm tổn thương vùng niêm mạc họng.
- Nếu làm việc trong môi trường độc hại.
- Tự xây dưng cho bản thân chế độ nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe.
Mong rằng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức về bệnh viêm họng xung huyết để biết cách phòng ngừa và điều trị kịp thời.